VĂN BẢN KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG VIỆT NAM

19/04/2024 - 14:07:11 PM


VĂN BẢN KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG VIỆT NAM

1 Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu và kiểm định định kỳ các cân ôtô có mức cân lớn nhất Max > 5.000 kg, cấp chính xác trung bình (cấp 3) theo TCVN 4988-1989.

Văn bản này áp dụng cho cả các cân bàn có mức cân Max > 5.000 kg.

Văn bản này không áp dụng cho cân trục xe ôtô.

2 Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định cho trong bảng 1.

Bảng 1

Tên phép kiểm định

Theo điều....

Chế độ kiểm định

 

của văn bản

Ban đầu

Định kỳ

1

2

3

4

1. Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

 

4.1

 

 

- Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

4.1.1

+

-

- Kiểm tra móng cân, bệ cân

4.1.2

+

-

- Kiểm tra loadcell

4.1.3

+

+

- Kiểm tra hộp ghép nối & dây dẫn

4.1.4

+

+

- Kiểm tra bộ phận chỉ thị

4.1.5

+

+

- Kiểm tra giao diện ghép nối chỉ thị với thiết bị ngoại vi

4.1.6

+

+

- Kiểm tra nhãn, mác cân

4.1.7

+

-

- Kiểm tra bộ phận dấu kiểm định

4.1.8

+

-

2. Kiểm tra đo lường

4.2

 

 

Thực hiện kiểm tra theo một trong hai mục 4.2.2.1 hoặc 4.2.2.2

 

 

 

a) Theo phương pháp đầy đủ chuẩn, phương pháp thay thế chuẩn

4.2.2.1

 

 

- Kiểm tra mức cân "0" hoặc mức cân Min

4.2.2.1.1

+

+

- Kiểm tra tải trọng lệch tâm

4.2.2.1.2

+

+

1

2

3

4

- Kiểm tra độ đúng tại các mức cân

4.2.2.1.3

+

+

- Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in

4.2.2.1.4

+

+

b) Theo phương pháp bậc thang rút gọn*

4.2.2.2

 

 

- Kiểm bộ phận chỉ thị

4.2.2.2.1

+

+

- Kiểm tra toàn cân

4..2.22.2

+

+

- Kiểm tra cân không tải

42.2.2.2.1

+

+

- Kiểm tra tải trọng lệch tâm

4.2.2.2.2.2

+

+

- Kiểm tra mức cân  C

4.2.2.2.2.3

+

+

- Kiểm tra mức cân  (Max-C) đến Max

4.2.2.2.2.4

+

+

- Kiểm tra lại mức cân C

4.2.2.2.2.5

+

+

-Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in

4.2.2.2.3

+

+

* Áp dụng cho cân ô tô chỉ thị kiểu đồng hồ hoặc  quả đẩy có mức cân lớn nhất ³ 60.000 kg.

3 Phương tiện và điều kiện kiểm định

3.1  Phương tiện kiểm định

3.1.1 Quả cân chuẩn

- Quả cân chuẩn hạng III (M1) theo TCVN 4535 - 88, có tổng khối lượng danh nghĩa phù hợp với tỷ lệ kiểm chọn sẵn và mức cân lớn nhất (phương pháp bậc thang rút gọn).

- Quả cân chuẩn hạng IV (M2) theo TCVN 4535 - 88 có tổng khối lượng không ít hơn 2/10 Max (phương pháp thay thế chuẩn và phương pháp bậc thang rút gọn) hoặc tổng khối lượng bằng Max (phương pháp đầy đủ chuẩn).

- Quả cân chuẩn hạng IV (M2) theo TCVN 4535 - 88 và có tổng khối lượng bằng hai lần sai số cho phép lớn nhất của cân.

3.1.2 Thiết bị khác

- Giá kiểm chuyên dùng và các thiết bị phụ kèm theo như: ổ dao, gối phụ, thanh nối đòn, giá đỡ quả ... (phương pháp bậc thang rút gọn).

- Thước cuộn, thước lá, khắc vạch đến 1 mm.

- Nivô, ống thuỷ, dây dọi.

- Tải bì với khối lượng đủ để kiểm định tới mức cân Max.

- Thiết bị tăng giảm điện áp.

- Thiết bị kiểm tra phần điện và điện tử: vônkế, milivônkế, ampekế v.v...

3.2 Điều kiện kiểm định

Tất cả phương tiện kiểm phải hoạt động tốt, sẫn sàng tham gia vào việc kiểm định.

3.2.1 Điều kiện mặt bằng: Phải có mặt bằng thích hợp cho việc tập kết đầy đủ quả cân chuẩn, các phương tiện làm bì..v..v..

3.2.2 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ môi trường từ -10°C đến  40°C ;

- Độ biến thiên nhiệt độ trong quá trình kiểm định không lớn hơn 5°C / h;

- Không mưa hoặc gió lớn, rung động mạnh ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.

3.2.3 Các điều kiện khác

+ Trong quá trình kiểm định sự thay đổi điện áp, tần số chỉ được phép dao động trong phạm vi :

- Điện áp: Từ -15 % đến 10 % điện áp danh nghĩa.

- Tần số  : Từ - 2 % đến   2 % tần số danh nghĩa.

+ Phải loại trừ được tác động của nhiễu có thể gây sai lệch các chỉ tiêu đo lường và các chức năng hoạt động của cân.

4 Tiến hành kiểm định

4.1 Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau :

4.1.1 Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

4.1.1.1 Dao, gối, má chắn (nếu có):

Ở mỗi cặp dao gối, độ cứng của dao không được lớn hơn độ cứng của gối và má chắn, tiếp xúc giữa lưỡi dao và rãnh gối không nhỏ hơn 2/3 chiều dài tiếp xúc thiết kế.

Độ dịch chuyển của dao trên rãnh gối theo chiều lưỡi dao không lớn hơn 0,5 mm đến 2 mm đối với đòn và quang truyền lực, không lớn hơn 0,3 mm đến 1 mm đối với đòn chính.

4.1.1.2 Đòn cân (nếu có)

Đòn cân phải chế tạo chắc chắn, an toàn. Dao phải được lắp chặt trên đòn. Các lưỡi dao phải song song với nhau và vuông góc với đường tâm của đòn. Các lưỡi dao phải nằm trên một mặt phẳng. Các đòn cân cùng chức năng (cũng là đòn góc, hoặc đòn truyền 1, hoặc đòn  truyền 2...) phải được chế tạo như nhau và cùng tỷ số truyền.

4.1.1.3 Trụ đỡ

Trụ đỡ phải bền vững, không có khuyết tật đúc, mối hàn trên các trụ (nếu có) không được có các vết nứt trông thấy bằng mắt thường.

4.1.1.4 Quang truyền lực (nếu có)

Hệ thống quang truyền lực phải chắc chắn. Khi làm việc quang truyền lực phải thẳng đứng, không vướng kẹt. Hệ thống quang truyền lực sau khi lắp phải đảm bảo cho cân dao động tốt.

4.1.1.5 Trụ đỡ đòn chính, giá đỡ đầu đồng hồ (nếu có)

Trụ đỡ đòn chính, giá đỡ đầu đồng hồ phải bắt cố định trên nền móng. Mặt đốc cân phải nằm ngang. Trụ đỡ đòn chính và hộp đỡ đầu đồng hồ phải thẳng đứng.

4.1.1.6 Bàn cân và chân truyền lực phải có kết cấu vững chắc.

- Mặt bàn cân phải song song với mặt phẳng ngang và phẳng với mặt đường dẫn ra vào cân, đảm bảo cho xe ra vào cân không gây va đập mạnh.

- Bộ phận hạn chế dao động ngang, dọc, mặt bàn cân phải chắc chắn, điều chỉnh được dễ dàng.

4.1.2 Kiểm tra móng cân, bệ cân

Móng, bệ cân xây dựng theo bản vẽ của nhà chế tạo. Móng và các trụ móng không được có vết nứt, đáy móng phải có độ dốc thoát nước. Nơi có nước thấm phải được chống thấm tốt.

Nẹp móng phải thẳng và phẳng, duy trì khe hở đều (15 ¸ 20) mm với mặt bàn cân. Đoạn đường phẳng ra vào ở cả hai phía của mặt bàn cân không ngắn hơn 5 m. Kích thước và kết cấu móng không gây khó khăn cho việc sửa chữa và bảo dưỡng cân.

4.1.3  Loadcell (nếu có)

Các loadcell được lắp trong cân phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

- Các đặc trưng kỹ thuật và đo lường của loadcell phải phù hợp với cân có cấp chính xác trung bình (cấp 3);

- Các loadcell nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phải có chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc cơ quan đo lường có thẩm quyền;

- Tải trọng lớn nhất tác dụng lên loadcell (Emax) phải đảm bảo:

Emax =  Q..Max . R / N

Ở đây:

Emax : Tải trọng lớn nhất của loadcell.

Max   : Mức cân lớn nhất.

N         : Số lượng loadcell.

R         : Tỷ lệ truyền lực.

Q : Hệ số hiệu chỉnh (khi tính đến ảnh hưởng tải trọng ban đầu P0 và độ phân bố tải trọng không đều trên các loadcell, Q >1).

- Các loadcell phải được lắp đặt phù hợp với nguyên lý hoạt động và kết cấu của cân.

4.1.4 Hộp ghép nối và dây dẫn (nếu có)

- Dây dẫn tín hiệu điện phải là dây có kết cấu bọc kim được bọc kín và đặt ở nơi khô ráo.

- Hộp ghép nối và chỉnh cân bằng giữa các loadcell phải được đậy kín và có chỗ để niêm phong. Các mối ghép bằng vít phải chắc chắn; các mối hàn thiếc phải kín.

- Cơ cấu điều chỉnh cân bằng giữa các loadcell phải dễ dàng thao tác khi điều chỉnh.

4.1.5 Bộ phận chỉ thị

Giá trị độ chia khối lượng trên thang đo thước chính và thước phụ phải bằng 1.10n; 2.10n hoặc 5.10n với n là số nguyên, dương hoặc bằng không.

4.1.5.1 Kiểu đòn chính

Đòn chính đồng thời phải thoả mãn các yêu cầu về đòn cân theo điều 4.1.1.2 và các yêu cầu sau:

Quả đẩy phải được di chuyển nhẹ nhàng trên thân thước. Trọng tâm quả đẩy không thay đổi trong quá trình làm việc. Hành trình dịch chuyển quả đẩy phải được xác định. Vị trí tiếp xúc của mỏ quả đẩy và khắc vạch phải ổn định. Đỉnh mỏ quả đẩy không được chạm đáy rãnh khắc vạch. Quả đẩy lắp ghép phải được niêm phong bằng nút chì.

Quả đối trọng phải có trọng tâm ổn định và không được tự dịch chuyển trong quá trình làm việc. Vị trí quả đối trọng phải xác định và có khả năng điều chỉnh cả về hai phía.

4.1.5.2 Kiểu đồng hồ

Khoảng cách độ chia tối thiểu trên thang đo mặt số của đồng hồ không được nhỏ hơn 1,25 mm.

Chiều dày vạch chia phải đều nhau trên toàn thang đo và bằng 0,1 ÷ 0,25 chiều dài vạch chia, nhưng không mảnh hơn 0,2 mm. Chiều dài vạch chia dài nhất phải ³ 1,2 lần chiều dài vạch chia ngắn nhất. Chữ số trên thang đo có chiều cao không nhỏ hơn 4 mm.

Chiều dày đầu kim chỉ không được lớn hơn chiều dày vạch chia. Chiều dài kim chỉ phải phủ ít nhất 2/3 chiều dài vạch chia ngắn nhất. Kim chỉ không chạm sát mặt thang đo nhưng không cách xa quá 2 mm.

Cân có cơ cấu chuyển quả mắc sẵn (mở rộng phạm vi cân) phải hoạt động tốt, số chỉ phạm vi cân mở rộng phải phù hợp với phạm vi cần sử dụng. Thước phụ của cân (nếu có) phải thoả mãn yêu cầu theo điều 4.1.5.1.

- Bộ phận giảm dao động (nếu có) không được gây ra những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đo lường của cân

4.1.5.3  Kiểu hiện số

- Phần thập phân cần được phân biệt với phần nguyên bằng dấu thập phân (dấu phẩy hoặc dấu chấm). Khi đó ít nhất một chữ số bên trái dấu thập phân và toàn bộ chữ số bên phải dấu thập phân phải được hiển thị.

- Cơ cấu chỉ thị phụ (nếu có) không được gây ra những ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đo lường của cân.

4.1.6 Giao diện giữa bộ phận chỉ thị với các thiết bị ngoại vi (nếu có)

- Giao diện phải đảm bảo tách hoàn toàn ảnh hưởng của các thiết bị ngoại vi cũng như tác động của nhiễu qua giao diện này đến các chỉ tiêu đo lường của cân.

- Giao diện phải đảm bảo không cho phép thông qua nó, đưa vào bộ phận chỉ thị các số chỉ sai hoặc chưa được xác định và dễ gây nhầm lẫn với kết quả cân, cũng như không được phép thông qua nó, hiệu chỉnh cân hoặc thay đổi bất kỳ yếu tố ảnh hưởng nào.

- Cơ cấu in và lưu trữ số liệu (nếu có)

Không được phép  in, truyền dẫn và lưu trữ số liệu khi cân chưa đạt trạng thái cân bằng ổn định.

Kết quả in phải rõ ràng, không gây sự nhầm lẫn. Chữ số in ra phải có chiều cao ít nhất là 2mm. Tên hoặc ký hiệu đơn vị đo phải nằm ở bên phải kết quả đo hoặc nằm trên cột kết quả tương ứng.

- Cho phép có ký hiệu chú giải (nếu cần ) trong kết quả in, lưu trữ số liệu.

4.1.7 Yêu cầu về nhãn mác

Trên mác cân, tối thiểu phải có các kí hiệu sau :

- Nhãn hiệu hoặc tên đầy đủ của nhà sản xuất;

- Cấp chính xác;

- Mức cân lớn nhất                                       Max ........... ;

- Mức cân nhỏ nhất                                      Min ...........  ;

- Giá trị độ chia kiểm                                               e = ...........   ;

- Số sêri sản xuất;

- Khoảng điện áp làm việc (với cân có sử dụng nguồn điện) ............ ;

- Khoảng tần số làm việc (với cân có sử dụng nguồn điện) .............. ;

Mác cân phải có hình dáng, kích thước dễ nhìn thấy, các ký hiệu, số hiệu trên mác phải rõ ràng, không được tẩy xoá.

4.1.8 Dấu kiểm định

Cân phải có vị trí đóng dấu hoặc dán tem kiểm định, vị trí này phải đảm bảo dễ đóng dấu, dễ nhìn thấy dấu và việc đóng dấu không làm thay đổi các đặc trưng đo lường của cân. Bộ phận mang dấu hoặc tem kiểm định nếu bị tháo dỡ, phải đảm bảo phá huỷ dấu hoặc tem kiểm định

4.2 Kiểm tra đo lường

Cân ô tô được kiểm tra đo lường theo trình tự, nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây :

4.2.1 Yêu cầu đo lường

4.2.1.1 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm định ban đầu tính theo giá trị độ chia kiểm tra  e  tuỳ thuộc vào mức cân m và được quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Mức cân m

Sai số cho phép

 

0      =    m   =   500 e

500     <   m   =  2000 e

2000 e   <  m   =  10.000 e

 

± 0,5 e

± 1,0 e

± 1,5 e

 

4.2.1.2 Giới hạn sai số cho phép của cân khi kiểm tra định kỳ bằng hai lần giới hạn số cho phép khi kiểm định ban đầu.

4.2.1.3 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm tra độ đúng các khắc vạch đòn chính (phương pháp bậc thang rút gọn) bằng 2/10 giới hạn sai số cho phép của cân.

4.2.1.4 Giới hạn sai số cho phép khi kiểm tra bộ phận chỉ thị kiểu đồng hồ (phương pháp bậc thang rút gọn) bằng 5/10 giới hạn sai số cho phép của cân.

4.2.1.5 Ở cân có chỉ thị hiện số. Giới hạn sai số cho phép được phép làm tròn số.

4.2.1.6 Độ nhậy (đối với cân không tự chỉ thị)

Tại mức kiểm bất kỳ, khi số chỉ của cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, thêm vào hoặc bớt ra một gia trọng bằng giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép, kim chỉ phải dịch chuyển không nhỏ hơn 3 mm.

4.2.1.7 Độ động (đối với cân chỉ thị tương tự)

Tại mức kiểm bất kỳ, khi kim chỉ cân bằng ổn định, nếu thay đổi tải trọng một giá trị bằng giới hạn sai số cho phép của mức kiểm đó, kim chỉ phải dịch chuyển không ít hơn 7/10 giá trị giới hạn sai số này.

4.2.1.8 Độ động cân không tự chỉ thị: Tại mức kiểm bất kỳ, nếu thay đổi tải trọng một giá trị bằng 4/10 giới hạn sai số cho phép, kim chỉ phải dịch chuyển rõ rệt.

4.2.1.9 Độ động cân chỉ thị hiện số: Tại mức kiểm bất kỳ, khi cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, thay đổi tải trọng bằng 1,4 giá trị độ chia, số chỉ của cân phải có sự thay đổi rõ rệt.

4.2.1.10 Độ lặp lại không tải (hoặc mức cân Min): Chênh lệch lớn nhất của ba lần đo ở không tải, không được vượt quá giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tương ứng.

4.2.1.11 Độ lặp lại có tải: chênh lệch lớn nhất của ba lần đo cùng một tải trọng, không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép tại mức tải đó.

4.2.1.12 Chênh lệch kết quả giữa các chỉ thị: Dưới tác dụng của cùng một tải trọng, chênh lệch kết quả cân giữa các chỉ thị của cùng một cân không được lớn hơn giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cho phép ở mức cân đó.

4.2.1.13 Số chỉ của phép cân trên bộ phận chỉ thị điện tử được coi là đạt cân bằng ổn định nếu trong quá trình in trong khoảng thời gian 5 giây trên chỉ thị chỉ có nhiều nhất là 2 số chỉ và một trong số chỉ đó là kết quả được in ra.

4.2.1.14 Giá trị khối lượng hàng hoá được in ra phải đúng với giá trị cân thực NET (hiệu số giữa giá trị cân tổng GROSS và cân bì).

4.2.2 Phương pháp và trình tự kiểm tra

Phải thực hiện kiểm tra cân, bằng một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp đầy đủ chuẩn;

- Phương pháp thay thế chuẩn;

- Phương pháp bậc thang rút gọn.

4.2.2.1 Trình tự kiểm tra khi sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn và phương pháp thay thế chuẩn.

4.2.2.1.1 Kiểm tra mức cân "0" (hoặc mức cân Min).

Đối với cân chỉ thị điện tử

Điều chỉnh chỉ thị cân về "0" (hoặc Min). Thêm dần các quả cân có khối lượng bằng 1/10 e cho tới khi chỉ thị cân tăng lên một giá trị độ chia kiểm, xác định sai số tại điểm "0" (hoặc Min) đó.

a) Cách xác định sai số ở các mức kiểm đối với cân chỉ thị hiện số:

Tải mức tải L, bộ phận chỉ thị cân bằng ổn định ở giá trị I, thêm dần vào bộ phận tải các gia trọng, mỗi lần tương ứng với giá trị khối lượng bằng 1/10 e cho tới khi chỉ thị của cân tăng lên tới giá trị I + e , gọi  DL là tổng khối lượng của các gia trọng cho thêm, giá trị chỉ thị của cân trước khi làm tròn P được tính theo công thức.

P = I + 1/2 e -  DL

Sai số của phép cân trước khi làm tròn (E) được tính theo công thức

E = P - L = 1 + 1/2  e - D L - L

Sai số hiệu chính trước khi làm tròn:

Ec = E - E0

Trong đó:

{E0: Sai số tính toán tại điểm 0}.

b) Cách tiến hành xác định độ động ở các mức kiểm của cân chỉ thị điện tử.

Tại mức cân kiểm, khi số chỉ của cân ở trạng thái cân bằng ổn định tại giá trị I, trên bộ phận nhận tải của cân lúc đó, phải có một tập hợp các gia trọng, mỗi gia trọng có khối lượng bằng 1/10 giá trị vạch chia (d). Lần lượt rút dần từng gia trọng, cho tới khi chỉ thị chuyển chắc chắn sang giá trị I  - d. Sau đó cho thêm vào bộ phận  nhận  tải, một gia trọng (1/10 d) và tiếp tục thêm vào một khối lượng bằng 1,4 d. Nếu cân đảm bảo độ động, chỉ thị của cân phải hiện giá trị I + d, theo yêu cầu trong mục 4.2.1.9. Kiểm tra độ lặp lại theo cầu trong mục 4.2.1.10.

Đối với cân chỉ thị cơ khí (đầu đồng hồ, thước quả đẩy)

Đặt các quả cân nhỏ có tổng khối lượng bằng 1 đến 2 lần sai số cho phép lớn nhất của mức cân Max lên mặt bàn cân để thuận tiện cho việc xác định sai số dương. Đặt chỉ thị của cân về "0" (hoặc Min). Kiểm tra độ nhậy, độ động, độ lặp lại kết quả tại mức cân "0", theo yêu cầu tương ứng trong mục 4.2.1.6 ; 4.2.1.7 ; 4.2.1.9.

4.2.2.1.2 Kiểm tra tải trọng lệch tâm

Cách 1: Dùng tải trọng (quả cân) có tổng khối lượng bằng T/(n - 1), đặt vào giữa mặt bàn cân. Tiến hành kiểm tra sai số, độ nhậy (độ động) độ lặp lại của cân ở mức kiểm này, lần lượt di chuyển tải trọng này tới các góc khác nhau trên mặt bàn cân tương ứng với các vị trí trụ đỡ của mặt bàn, tại mỗi vị trí tiến hành xác định sai số của phép kiểm.

Cách 2: Dùng tải trọng lăn (xe ô tô) có tổng khối bằng 2T/(n - 1), đặt vào vị trí giữa mặt bàn cân. Tiến hành kiểm tra sai số, độ nhạy, độ động, độ lặp lại của cân ở mức kiểm này lần lượt di chuyển tải trọng này tới các vị trí: đầu phải bàn cân; đầu trái bàn cân. Tải trọng được dàn đều tương ứng với vị trí của cặp trụ đỡ mặt bàn. Sau đó kiểm tra lại các vị trí này theo hướng di chuyển tải trọng ngược lại.

Với  n  :  Số trụ đỡ

T  :   Tổng cộng mức cân lớn nhất và tải bì.

4.2.2.1.3 Kiểm tra độ đúng tại các mức cân

a) Khi tăng tải: Phải tiến hành kiểm tra không ít hơn 10 điểm phân bố đều trên từng thang đo, trong đó có các điểm đầu, điểm cuối thang đo các điểm sai số cho phép của cân nhảy bậc. Đối với cân chỉ thị đồng hồ, phải kiểm tra độ đúng của các điểm 1/4 ; 1/2 ; 3/4; 4/4 phạm vi nghiêng của cân. Ở cân có phạm vi mở rộng phải kiểm tra sai số tại các điểm chuyển thang cho tới mức cân lớn nhất. Đối với cân quả đẩy, quả mắc sẵn, kiểm tra sai số ở tất cả các khắc vạch của thước chính cho tới mức cân Max.

Khi sử dụng phương pháp đầy đủ chuẩn, ở mỗi mức kiểm, sai số được tính bằng hiệu kết quả chỉ thị và khối lượng chuẩn trên bàn cân.

Khi sử dụng phương pháp thay thế chuẩn  (khối lượng chuẩn ³ 2/10 Max): Sau khi xác định sai số tại mỗi bậc kiểm , khối lượng quả cân được thay thế bằng vật nặng (tải bì) cho tới khi cân đạt trạng thái cân bằng như khi đặt quả chuẩn.

Quá trình thay thế tải bì được lặp lại nhiều lần, tới mức tải Max.

Tại mức cân 50% Max và Max phải xác định sai số độ động (độ nhậy) và độ lặp lại của cân theo yêu cầu trong mục 4.2.1.6; 4.2.1.7; 4.2.1.8; 4.2.1.9; 4.2.1.11.

b) Khi giảm tải: Từ mức cân Max phải tiến hành kiểm tra sai số của tất cả các điểm đã kiểm trước đó theo trình tự giảm dần tải trọng cho tới mức "0".

4.2.2.1.4 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in (nếu có)

a) Kiểm tra ổn định cân bằng

Đặt tải 50 % Max gây nhiễu để cân mất trạng thái cân bằng, ngay sau khi cân trở lại trạng thái cân bằng, bắt đầu thực hiện lệnh in hoặc lệnh lưu giữ số liệu. Đọc số chỉ sau khi in 5 giây. Thực hiện thử ít nhất 2 lần.

b) Kiểm tra cơ cấu in kết quả bằng cách thực hiện 2 lần cân như sau :

- Lần 1: Tiến hành cân tải trọng bất kỳ trong đó có khối lượng chuẩn (M), lưu lại kết quả.

- Lần 2: Bỏ khối lượng chuẩn (M) ra khỏi bàn cân, tiến hành cân lại và lưu kết quả.

Kết quả in ra phải bằng khối lượng chuẩn (M) bỏ.

4.2.2.2 Trình tự kiểm tra cân khi sử dụng phương pháp bậc thang rút gọn

Gồm hai phần :

- Phần kiểm rút gọn bộ phận chỉ thị;

- Phần kiểm toàn cân (Với bậc kiểm C ³  2/10 Max).

4.2.2.2.1 Kiểm rút gọn bộ phận chỉ thị

Tách bộ phận chỉ thị ra khỏi cơ cấu trung gian nhận tải.

a) Đối với bộ phận chỉ thị là thước quả đẩy, quả mắc sẵn:

Treo đĩa đặt quả cân thông qua bộ đồ gá và bộ dao gối phụ. Theo tỷ lệ kiểm chẵn chọn sẵn, sử dụng bộ quả cân chuẩn hạng III, tiến hành kiểm tra bộ phận chỉ thị như một cân hoàn chỉnh theo phương pháp đầy đủ chuẩn. Kiểm tra toàn bộ khắc vạch trên thước chính và sát cuối cùng trên các thang thước phụ theo yêu cầu điều 4.2.1.3. Kiểm tra cả 2 chiều tăng tải và giảm tải.

Kiểm tra độ nhậy, độ động ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu      điều 4.2.1.6; 4.2.1.8.

Kiểm tra độ lặp lại ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu điều 4.2.1.10 và 4.2.1.11.

b) Đối với bộ phận chỉ thị là đồng hồ:

Treo đĩa đặt quả cân lên quang truyền lực cơ cấu trung gian, sử dụng bộ quả cân chuẩn hạng III theo tỷ lệ kiểm chẵn chọn sẵn, tiến hành kiểm tra độ đúng ổ không ít hơn 10 điểm trong phạm vi nghiêng, trong đó có các điểm đầu, điểm cuối, các điểm có sai số cho phép nhảy bậc, các điểm gần với 1/4; 1/2; 3/4; 4/4 phạm vi đo của thang, các điểm chuyển phạm vi đo mở rộng theo yêu cầu điều 4.2.1.4. Kiểm tra cả hai chiều tăng tải và giảm tải.

Kiểm tra độ nhậy, độ động ở mức không tải, mức C, mức (Max-C) và Max theo yêu cầu của điều 4.2.1.6; 4.2.1.8.

Kiểm tra độ lặp lại ở mức cân không tải mức C, mức (Max-C) và Max; theo yêu cầu của      điều 4.2.1.10 và 4.2.1.11.

4.2.2.2.2 Kiểm tra toàn cân.

Nối bộ phận chỉ thị đã được kiểm tra với hệ thống tiếp nhận tải và tiến hành kiểm tra đo lường toàn cân.

 

4.2.2.2.2.1 Kiểm tra cân không tải: tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.1.1.

 

4.2.2.2.2.2 Kiểm tra tải trọng lệch tâm : tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.1.2.

 

4.2.2.2.2.3 Kiểm tra mức cân  C  tiến hành xác định sai số, độ động, độ nhậy, độ lặp lại theo yêu cầu trong mục 4.2.6; 4.2.1.8; 4.2.1.11.

 

4.2.2.2.2.4 Kiểm tra mức cân (Max-C ) đến Max

Dùng tải bì bằng (Max-C ) đặt lên bàn cân, xác định sai số, độ nhậy (độ động), độ lặp lại tại mức kiểm (Max-C )

Đặt thêm khối lượng chuẩn C, xác định sai số, độ nhậy (độ động) độ lặp lặi tại mức kiểm Max.

Rút hết tải trọng trên mặt bàn cân, xác định sai số điểm "0".

 

4.2.2.2.2.5 Kiểm tra lại mức cân  C

Tiến hành kiểm tra như mục 4.2.2.2.2.3

 

4.2.2.2.3 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in (nếu có)

a) Kiểm tra ổn định cân bằng

Đặt tải 50 % Max gây nhiễu để cân mất trạng thái cân bằng, ngay sau khi cân trở lại trạng thái cân bằng, bắt đầu thực hiện lệnh in hoặc lệnh lưu giữ số liệu. Đọc giá trị chỉ thị sau khi in 5 giây.

b) Kiểm tra cơ cấu in kết quả bằng cách thực hiện 2 lần cân như sau :

- Lần 1: Tiến hành cân tải trọng bất kỳ trong đó có khối lượng chuẩn (M) lưu lại kết quả.

- Lần 2: Bỏ khối lượng chuẩn (M) bỏ ra khỏi bàn cân, tiến hành cân lại và lưu kết quả.

Kết quả in ra phải bằng khối lượng chuẩn (M)

Kết quả kiểm tra ghi vào biên bản theo mẫu 2 của phụ lục.

 

5 Xử lý chung

- Sau khi kiểm tra, cân đạt các yêu cầu theo điều 4.1 và 4.2 thì được đóng dấu hoặc dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

- Cân không đạt các yêu cầu theo điều 4.1 và 4.2 thì không đóng dấu kiểm định (cân mới) hoặc xoá dán kiểm định cũ (kiểm định kỳ).

 

 

PHỤ LỤC 1

Tên cơ quan kiểm định MẪU BIÊN BẢN SỐ 1

Số: ...............

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

(phương pháp đầy đủ chuẩn và phương pháp thay thế chuẩn)

Tên phương tiện đo:                                                 Số cân:

Nước sản xuất:                                                          Năm sản xuất:

Các đặc trưng chính:

Mức cân:                    Max : ..................                   Min : .................

Giá trị độ chia kiểm e:                                             Độ chia nhỏ nhất d:

Cấp chính xác:

Chủ cân:

Đặt tại:

 

1 Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

 

Điều

Nội dung

Kết luận

Nhận xét

khoản

kiểm tra

Đạt

Không đạt

Kiến nghị

4.1.1

Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

 

 

 

4.1.1.1

Dao gối, má chắn  - Kết cấu

- Lắp ghép

 

 

 

4.1.1.2

Đòn cân - Kết cấu

- Lắp đặt

 

 

 

4.1.1.3

Trụ đỡ đòn cân

 

 

 

4.1.1.4

Quang truyền lực

 

 

 

4.1.1.5

Trụ đỡ  đòn chính (hộp đầu đồng hồ)

 

 

 

4.1.1.6

Bàn cân, chân cân truyền lực

 

 

 

4.1.2

Kiểm tra móng cân, bệ cân

 

 

 

 

4.1.3

Loadcell: - Số lượng

- Mức: Max

- Độ nhậy

- Tính chất chịu lực

 

 

 

4.1.4

Hộp ghép nối

- Cơ cấu hiệu chỉnh

- Dây tín hiệu

 

 

 

4.1.5

Bộ phận chỉ thị

 

 

 

4.1.5.1

Kiểu đòn chính

Vạch khắc bằng số

Quả đẩy

Nút chì và dấu kiểm định

 

 

 

4.1.5.2

Kiểu đầu đồng hồ

Mặt số kim chỉ

Quả mắc sẵn

Hộp giảm dao động

 

 

 

4.1.5.3

Kiểu chỉ thị hiện số

Cơ cấu dò điểm "0"

Cơ cấu chỉ thị phụ

 

 

 

4.1.6

Giao diện giữa chỉ thị với thiết bị ngoại vi máy tính, máy in

 

 

 

4.1.7

Nhãn mác

 

 

 

4.1.8

Dấu kiểm định

 

 

 

Kết luận chung : Phần kiểm tra bề ngoài và kiểm tra kỹ thuật.

 

2 Kiểm tra đo lường

2.1 Kiểm tra điểm "0" (hoặc mức cân Min)

Tải trọng

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

Sai số E0

Sai số cho phép Ecf0






 

Đạt                                                 Không đạt

2.2 Kiểm tra độ động (Chỉ thị hiện số)

 

Tải trọng

Chỉ thị I1

Tải bớt ra DL

Thêm vào 1/10d

Gia trọng  = 1,4d

Chỉ thị I2

I2 - I1 = d

"0" hoặc Min

 

 

 

 

 

Đạt              Không đạt

1/2 Max

 

 

 

 

 

Đạt              Không đạt

Max

 

 

 

 

 

Đạt              Không đạt

2.3 Kiểm tra độ động (Chỉ thị tương tự)

 

Tải trọng L

Chỉ thị I1

Gia trọng = 1,4 d

Chỉ thị I2

I2 - I1 > 0,7 mpe

"0" hoặc Min

 

 

 

Đạt              Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

2.4 Kiểm tra độ nhậy (Không tự chỉ thị)

Tải trọng

L

Gia trọng

= 0,4 ômpeô

Sự dịch chuyển

của chỉ thị

Yêu cầu

Kết luận

"0" hoặc Min

 

 

 

Đạt              Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

2.5  Kiểm tra độ lặp lại

Tải L = 0,5 Max                                                        L = Max

P = I + 1/2e -  DL

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

1

 

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

3

 

 

 

DPMax =                              mpe =                                         DPMax =                        mpe =

Đạt                       Không đạt                                   Đạt                    Không đạt

2.6 Kiểm tra tải trọng lệch tâm (chọn một trong hai sơ đồ vị trí đặt tải)

 




 

- Sơ đồ vị trí đặt tải khi dùng quả cân

 



1      2      3

 

- Sơ đồ vị trí đặt tải khi dùng tải lăn

E = I + 1/2 e - DL - L

Ec = E - E0 ; E0 sai số tính toán tại hoặc gần điểm "0"

 

Tải

Vị trí đặt tải

I

DL

E

DMax

Dcf

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                                   Không đạt

 

2.7 Kiểm tra các mức tải

E = 1 + 1/2 e - DL - L

Ec = E - E0 ; E0 sai số tính toán tại hoặc gần điểm "0"

 

Tải trọng L

Chỉ thị I

Tải trọng thêm vào DL

Sai số E

Sai số hiệu chỉnh Ec

mpe


¯

­

¯

­

¯

­

¯

­


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                                   Không đạt

2.8 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in

2.8.1 Kiểm tra ổn định cân bằng

TT

Giá trị in ban đầu

Đọc sau 5 giây



Min

Max

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                       Không đạt

2.8.2 Kiểm tra in lưu kết quả

Lần cân 1 (I1)

Lần cân 2 (I2)

Khối lượng M bỏ ra

Giá trị cân thực tế

Giá trị in ra











Đạt                                   Không đạt

3 Kết luận:

Ngày ........... tháng ........ năm ........

Người kiểm tra Kiểm định viên

 

PHỤ LỤC 2

Tên cơ quan kiểm định MẪU BIÊN BẢN SỐ 2

Số: ...............                              (phương pháp bậc thang rút gọn)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

 

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

(phương pháp bậc thang rút gọn)

Tên phương tiện đo:                                                 Số cân:

Nước sản xuất:                                                          Năm sản xuất:

Các đặc trưng chính:

Mức cân:                    Max : ..................                   Min : .....................

Giá trị độ chia kiểm e:                                             Độ chia nhỏ nhất d:

Cấp chính xác:

Chủ cân:

Đặt tại:

 

1 Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

 

Điều

Nội dung

Kết luận

Nhận xét

khoản

kiểm tra

Đạt

Không đạt

Kiến nghị

4.1.1

Kiểm tra chi tiết và nhóm chi tiết

 

 

 

4.1.1.1

Dao gối, má chắn  - Kết cấu

- Lắp ghép

 

 

 

4.1.1.2

Đòn cân - Kết cấu

- Lắp đặt

 

 

 

4.1.1.3

Trụ đỡ đòn cân

 

 

 

4.1.1.4

Quang truyền lực

 

 

 

4.1.1.5

Trụ đỡ đòn chính (hộp đầu đồng hồ)

 

 

 

4.1.1.6

Bàn cân, chân cân truyền lực

 

 

 

4.1.2

Kiểm tra móng cân, bệ cân

 

 

 

 

4.1.3

Loadcell : - Số lượng

- Mức: Max

- Độ nhậy

- Tính chất chịu lực

 

 

 

4.1.4

Hộp ghép nối

- Cơ cấu hiệu chỉnh

- Dây tín hiệu

 

 

 

4.1.5

Bộ phận chỉ thị

 

 

 

4.1.5.1

Kiểu đòn chính

Vạch khắc bằng số

Quả đẩy

Nút chì và dấu kiểm định

 

 

 

4.1.5.2

Kiểu đầu đồng hồ

Mặt số kim chỉ

Quả mắc sẵn

Hộp giảm dao động

 

 

 

4.1.5.3

Kiểu chỉ thị hiện số

Cơ cấu dò điểm "0"

Cơ cấu chỉ thị phụ

 

 

 

4.1.6

Giao diện chỉ thị với thiết bị ngoại vi máy tính, máy in

 

 

 

4.1.7

Nhãn mác

 

 

 

4.1.8

Dấu kiểm định

 

 

 

Kết luận chung : Phần kiểm tra bề ngoài và kiểm tra kỹ thuật.

2 Kiểm tra đo lường

2.1 Kiểm tra bộ phận chỉ thị Tỷ lệ kiểm rút gọn ...........

 

Chỉ thị đồng hồ


Chỉ thị quả đẩy

Phạm vi nghiêng    ............................... kg

 

Thước chính  ......................................... kg

Phạm vi mở rộng I .................................kg

 

Thước phụ I   ......................................... kg

Phạm vi mở rộng II ............................... kg

 

Thước phụ II  ......................................... kg

2.1.1 Kiểm tra độ động (Chỉ thị tương tự)

 

Tải trọng L

Chỉ thị I1

Gia trọng = 1,4 d

Chỉ thị I2

I2 - I1 > 0,7 mpe

"0" hoặc Min

 

 

 

Đạt              Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

Max

 

 

 

Đạt              Không đạt

2.1.2 Kiểm tra độ nhậy (Không tự chỉ thị)

Tải trọng

L

Gia trọng

= 0,4 ômpeô

Sự dịch chuyển

của chỉ thị

Yêu cầu

Kết luận

"0" hoặc Min

 

 

 

Đạt               Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

2.1.3  Kiểm tra độ lặp lại

 

Mức cân không tải                                                         Mức cân C

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

1

 

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

3

 

 

 

 

DPMax =                       mpe =                         DPMax =                                 mpe =

Đạt                  Không đạt                                          Đạt                  Không đạt

 

 

Mức cân 5/10 Max                                                    Mức cân Max

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

1

 

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

3

 

 

 

 

DPMax =                             mpe =                                   DPMax =                             mpe =

Đạt                  Không đạt                                          Đạt                      Không đạt

2.1.4 Kiểm tra độ đúng bộ phận chỉ thị

Tăng tải                                                               Giảm tải

Mức tải

L

Sai số

ETCT

Sai số cho phép

ECF


Mức tải

L

Sai số

EGCT

Sai số cho phép

ECF

0

DT0

 

 

Max

DGMax

 

 

 

 

 

 

 

 

C

DTC

 

 

( Max-C )

DG(max-C )

 

 

 

 

 

 

 

 

( Max-C )

DT(max-C )

 

 

C

DGC

 

 

 

 

 

 

 

 

Max

DTMax

 

 

0

DG0

 

 

DIT1 = DTc - DT0 (chênh lệch sai số của mức C và mức 0 khi tăng tải)

DIT2 = DTMax - DT(Max-C) (chênh lệch sai số mức max và mức ( Max-C)khi tăng tải)

DIG1 = DGC - DG0 (chênh lệch sai số của mức C và mức 0 khi giảm tải)

DIG2 = DGMax - DG(Max-C) (chênh lệch sai số mức max và mức ( Max-C) khi giảm tải)

 

- Kiểm tra thước phụ và phạm vi cân mở rộng

 

 

2.2 Kiểm tra toàn cân

2.2.1 Kiểm tra cân không tải

Độ đúng:                                                         Sai số cho phép : 0,25 e

 

 

2.2.1.1 Kiểm tra độ động toàn cân

 

Tải trọng L

Chỉ thị I1

Gia trọng = 1,4 d

Chỉ thị I2

I2 - I1 >  0,7 mpe

"0" hoặc Min

 

 

 

Đạt               Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

2.2.1.2 Kiểm tra độ nhậy toàn cân

Tải trọng

L

Gia trọng

= 0,4 ômpeô

Sự dịch chuyển

của chỉ thị

Yêu cầu

Kết luận

Min

 

 

 

Đạt               Không đạt

1/2 Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

Max

 

 

 

Đạt               Không đạt

 

 

2.2.1.3  Kiểm tra độ lặp lại toàn cân

 

Mức cân không tải                                                                       Mức cân C

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

1

 

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

3

 

 

 

 

DPMax =                                   mpe=                         DPMax =                                mpe=

Đạt                  Không đạt                                 Đạt               Không đạt

 

 

Mức cân  (Max-C)                                                               Mức cân Max

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

 

N0

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

P

1

 

 

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

3

 

 

 

 

DPMax =                       mpe =                                               DPMax =                      mpe =

 

Đạt                  Không đạt                                          Đạt                  Không đạt

 

 

2.2.1.4 Kiểm tra tải trọng lệch tâm (chọn một trong hai sơ đồ vị trí đặt tải sau)

 




 

- Sơ đồ vị trí đặt tải khi dùng quả cân

 



1      2      3

 

- Sơ đồ vị trí đặt tải khi dùng tải lăn

E = I + 1/2 e - DL - L

Ec = E - E0 ; E0 sai số tính toán tại hoặc gần điểm "0"

 

Tải

Vị trí đặt tải

Chỉ thị I

Tải thêm vào DL

Sai số E

Chênh lệch D Max 

Chênh lệch cho phép Dcf 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                              Không đạt

 

 

2.2.1.5. Kiểm tra độ đúng - mức cân C và Max

 

Mức cân

Chuẩn

Sai số đọc trực tiếp

Sai số trung bình bậc kiểm

TĂNG TẢI

 

Mức C

0

C

0

 

0

 

 

DST1 =

 

Max

0

C

0

( Max-C)

(Max-C)

(Max-C)

 

 

DST2 =

GIẢM TẢI

 

Max

0

C

0

( Max-C)

(Max-C)

(Max-C)

 

 

DSG1 =

 

Mức C

0

C

0

0

0

0

 

 

DSG2 =

Tính toán sai số

 

+ Sai lệch do sự chênh lệch giữa tỷ số truyền hệ thống đòn cân và tỷ lệ kiểm.

- Tăng tải:      DT = {(DST1 - DIT1 ) + (DST2 - DIT2)} /2    =

- Giảm tải:     DG = {(DSG1 - DIG1 ) + (DSG2 - DIG2)} /2  =

 

+ Sai số Ei (tại mức cân Pi) được tính như sau:

EiT(G) = ECT + Pi . DT(G) /C     (Kết quả được ghivào bảng)

Trong đó C     : Khối lượng chuẩn 1 bậc kiểm

ECT : sai số chỉ thị ở mức kiểm Pi

Mức kiểm

Sai số chỉ thị khi kiểm rút gọn

Sai số do đòn truyền lệch với tỷ lệ kiểm

Sai số cân

Sai số cho phép

Pi

ECT

ECT

EiT

EiG

E

E

 

0

.

.

.

.

.

.

 

Max

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                              Không đạt

2.3 Kiểm tra cơ cấu chỉ thị và cơ cấu in (nếu có)

2.3.1 Kiểm tra ổn định cân bằng

TT

Giá trị in ban đầu

Đọc sau 5 giây

 

 

Min

Max



 

 



 

 

 



 

 

Đạt, Không đạt

2.3.2 Kiểm tra in lưu kết quả

 

Lần cân 1 (I1)

Lần cân 2 (I2)

Khối lượng M bỏ ra

Giá trị cân thực tế

Giá trị in ra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đạt                              Không đạt

3 Kết luận

Ngày ........... tháng .......... năm .........

Người kiểm tra Kiểm định viên

Chú dẫn: mpe: Giới hạn sai số cho phép tại mức kiểm đó.

P: Giá trị khối lượng thực của phép cân đó.

 

Kiểm định cân điện tử



TÌM KIẾM

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Mr. Trung: 0977.912.885
 
Mr.Tuấn Anh: 0934.363.989
 
Mr.Tuấn: 09. 6420. 5678
 
Ms. Nga: 0977 .408 .018
 
PKD : 0466.837.831

Tư vấn khách hàng

Tìm hiểu về Loadcell kĩ thuật số

Tìm hiểu về Loadcell kĩ thuật số

Tư vấn hỗ trợ bảo hành cân điện tử

Tư vấn hỗ trợ bảo hành cân điện tử.

Tư vấn sử dụng cân điện tử bền nhất

Tư vấn sử dụng cân điện tử bền nhất.

Tư vấn lựa chọn cân ô tô

Tư vấn lựa chọn cân ô tô chất lượng cao.

Tư vấn mua cân bàn điện tử

Tư vấn mua cân bàn điện tử 

Loadcell là gì ?

Loadcell là gì ? ( Cảm biến lực )

  1 Load cells hoặc cảm biến lực ( loadcell là gì )

1.1 Loadcell là gì?

Load cell là thiết bị dùng để chuyển đổi lực thành tín hiệu điện.

1.2 Nguyên lý hoạt động

Hoạt động dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực

tác dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó

trả về tín hiệu điện áp tỉ lệ

1.2 Phân loại

Có thể phân loại loadcells theo:
- Phân loại Loadcell theo lực tác động: chịu kéo (shear loadcell), chịu
nén (compression loadcell), dạng uốn (bending), chịu xoắn (Tension
Loadcells) ...
- Phân loại theo hình dạng: dạng đĩa, dạng thanh, dạng trụ, dạng cầu, cầu bi, cầu trụ, 
dạng chữ S…
S Beam Load Cell
Single Ended Beam Load Cell
Single Point Load Cell
Double Ended Shear Beam Load Cell
Subminiature Load cell (Load Button)
Pancake Level Control Sensor PR6251
Hygienic Load Cells

1.3 Loadcells tương tự và Loadcells số.

Trước đây, hầu hết các thiết bị cân trong công nghiệp sử dụng load cell cảm
biến sức căng, biến đổi thành tín hiệu điện (gọi là load cell tương tự). Tín
hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như
bộ chỉ thị.
Một hệ thống cân dùng load cell tương tự điển hình thông thường bao gồm
một hoặc một vài load cell nối song song với nhau qua một hộp nối
(Junction Box) như hình vẽ.


H-1 Sơ đồ hệ thống cân dùng cam bien luc tương tự điển hình

Mỗi load cell tải một đầu ra độc lập, thường 1 đến 3 mV/V. Đầu ra kết hợp
được tổng hợp dựa trên kết quả của đầu ra từng load cell. Các thiết bị đo
lường hoặc bộ hiển thị khuyếch đại tín hiệu điện đưa về, qua chuyển đổi
ADC, vi xử lý với phần mềm tích hợp sẵn thực hiện tính toán chỉnh định và
đưa kết quả đọc được lên màn hình. Đa phần các thiết bị hay bộ hiển thị
hiện đại đều cho phép giao tiếp với các thiết bị ngoài khác như máy tính
hoặc máy in.
Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những
tham số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứng
dụng của người dùng. Ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạng
khác nhau phù hợp với yêu cầu của ứng dụng. Các dạng phổ biến: dạng kéo
(shear), dạng uốn (bending), dạng nén (compression)…
Tuy nhiên, khó khăn gặp phải ngay từ buổi đầu của các hệ thống này là tín
hiệu điện áp đầu ra của load cell rất nhỏ(thường không quá 30mV). Những
tín hiệu nhỏ như vậy dễ dàng bị ảnh hưởng của nhiều loại nhiễu trong công
nghiệp như:

Nhiễu điện từ: sinh ra bởi quá trình truyền phát các tín hiệu điện trong môi
trường xung quanh, truyền phát tín hiệu vô tuyến điện trong không gian
hoặc do quá trình đóng cắt của các thiết bị chuyển mạch công suất lớn…
Sự thay đổi điện trở dây cáp dẫn tín hiệu: do thay đổi thất thường của nhiệt
độ môi trường tác động lên dây cáp truyền dẫn.
Do đó, để hệ thống chính xác thì càng rút ngắn khoảng cách giữa load cell
với thiết bị đo lường càng tốt. Cách giải quyết thông thường vẫn dùng là
giảm thiểu dung sai đầu ra của load cell. Tuy nhiên giới hạn của công nghệ
không cho phép vượt quá con số mong muốn quá nhỏ. Trong khi nối song
song nhiều load cell với nhau, mỗi load cell tải với một đầu ra độc lập với
các load cell khác trong hệ thống, do đó để đảm bảo giá trị đọc nhất quán,
ổn định và không phụ thuộc vào vị trí, hệ thống yêu cầu chỉnh định đầu ra
với từng load cell riêng biệt. Công việc này đòi hỏi tốn kém về thời gian,

đặc biệt với những hệ thống yêu cầu độ chính xác cao hoặc trong các ứng
dụng khó tạo tải kiểm tra như cân tank, cân xilô…
Tín hiệu ra chung của một hệ nhiều load cell dựa trên cơ sở đầu các tín hiệu
ra trung bình của từng load cell. Điều đó gây nên dễ xảy ra hiện tượng có
load cell bị lỗi mà không được nhận biết. Một khi đã nhận ra thì cũng khó
khăn trong việc xác định load cell nào lỗi, hoặc khó khăn trong yêu cầu sử
dụng tải kiểm tra, hay yêu cầu sử dụng các thiết bị đo lường như đồng hồ
volt-ampe với độ chính xác cao, đặc biệt trong điều kiện nhà máy đang hoạt
động liên tục.
Thực tế còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến độ chính xác của hệ thống
cân như:
- Quá trình chỉnh định hệ thống.
- Nhiễu rung và ồn.
- Do tác dụng chuyển hướng lực trong các cơ cầu hình ống.
- Quá trình phân tích dò tìm lỗi.
- Thay thế các thành phần trong hệ thống cân hoặc các hệ thống
liên quan.
- Đi dây cáp tín hiệu dài.
- Môi trường hoạt động quá kín ...
Không thể tính toán được trước các yếu tố ảnh hưởng này để có thể mô hình
hóa trong quá trình phân tích và thiết kế. Trong khi đó điều kiện làm việc ở
mỗi nơi rất khác nhau, thiết bị đo ở các xa cảm biến, tín hiệu truyền dẫn yếu
dễ bị tiêu hao và nhiều loại nhiễu tác động, đặc biệt với môi trường làm việc
khắc nghiệt trong nhà máy và xí nghiệp. Tín hiệu đưa về đến thiết bị đo
lường khó phản ảnh trung thực giá trị thực tế.
Trong khi đó, các bộ hiển thị hiện nay thường dùng hệ vi xử lý tốc độ thấp,
năng lực tính toán không cao, ít thiết bị tích hợp các thuật toán xử lý chỉnh
định các số liệu thu thập về, hoặc nếu có còn ở mức độ đơn giản. Do các bộ
hiển thị sử dụng với nhiều loại load cell khác nhau nên các thuật toán chỉnh
định chỉ mang tính tương đối, không triệt để, đặc biệt là chưa có thiết bị nào
tích hợp tính năng bù sai lệch do nhiệt độ. Chức năng lọc nhiễu điện từ
trường cho tín hiệu đo của các thiết bị này còn rất kém. Một yếu điểm nữa là
tần số lấy mẫu thấp, do đó không thể áp dụng trong các ứng dụng mà lực tác
dụng biến đổi nhanh (cân động) như các hệ thống cân băng liên tục,…
Tuy nhiên, từ cuối những năm 1970, các nhà chế tạo load cell đã khám phá
khả năng có thể kết hợp giữa công nghệ điện tử hiện đại với các thành phần
đo cơ bản, và khái niệm load cell số ra đời. Ban đầu, khi khái niệm load cell
số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là các load cell số có các phần tử điện
tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển đổi một load cell chất lượng
thấp lên một load cell chất lượng cao. Thực tế thì ngược lại, mỗi load cell số
đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc khá phức tạp. Thứ nhất, phải có
một load cell cơ bản với độ chính xác, độ ổn dịnh và khả năng lặp lại rất cao
trong mọi điều kiện làm việc. Thứ hai, phải có một bộ chuyển đổi tương tự-
số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang

 

dạng số. Thứ ba, phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ
quá trình chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung
thực nhất và giao tiếp với các thiết bị khác để trao đổi thông tin. Tham khảo
cấu trúc một load cell số trên hình H-2
Tín hiệu điện áp từ cầu điện trở của load cell chính xác cao được đưa đến
đầu vào của mạch tích hợp sẵn, bao gồm cả phần khuyếch đại, bộ giải điều
chế, một ADC tốc độ cao 20 bit và bộ lọc số. Một cảm biến nhiệt độ tích
hợp sẵn được sử dụng để đo nhiệt độ thực của load cell phục vụ cho việc bù
sai số do nhiệt độ. Dữ liệu từ ADC, cảm biến nhiệt độ cùng với các thuật
toán trong phần mềm và một số phần cứng bổ sung tích hợp sẵn có chức
năng tối ưu hóa xử lý các sai số do không tuyến tính, bù sai đường đặc tính,
khả năng phục hồi trạng thái và ảnh hưởng của nhiệt độ… được vi xử lý tốc
độ cao xử lý. Dữ liệu kết quả đầu ra được truyền đi xa qua cổng giao tiếp
theo một giao thức nhất định. Các module điện tử này có thể được đặt ngay

trong loadcell, load cell cable hoặc trong hộp junction box. Các đặc tính

tới hạn của từng load cell được đặt trong EEPROM nằm trong module của
load cell đó, điều đó cũng có nghĩa là mọi vấn đề xử lý sai số được thực hiện
ngay tại load cell, với chính load cell đó, cũng có nghĩa là phép bù sai số
được thực hiện khá triệt để.

H-2 Cấu trúc một load cell kĩ thuật số

 

Một hệ thống số điển hình bao gồm một số các cảm biến lực kĩ thuật số nối với máy tính,
PLC hoặc thiết bị đo như bộ hiển thị. Bên trong hệ thống, mỗi load cell độc
lập có thể được nhận dạng bằng địa chỉ làm việc của nó. Địa chỉ làm việc đó
c? thể được cài đặt do người lập trình thông qua một hoặc nhiều địa chỉ cung
cấp bởi nhà máy. Thông thường địa chỉ “0” được sử dụng như là một địa chỉ
làm cho tất cả các load cell trả lời, trong khi các số nối tiếp của load cell có
thể được sử dụng để yêu cầu một địa chỉ xác định.
Các load cell số hoạt động trên một chương trình điều khiển kiểu
Master/Slave, ở đó định nghĩa một thiết bị (thường l? PC hoặc indicator) là
master trên mạng. Có hai chế độ hoạt động chính: Master giám sát tất cả các
quá trình truyền phát bằng cách giao tiếp với từng slave một cách tuần tự,
hoặc master gửi dữ liệu yêu cầu các slave trả lời theo địa chỉ tuần tự. Chế độ
thứ nhất có ưu điểm trong sự mềm dẻo và nắm bắt lỗi, trong khi chế độ hai
hướng đến tốc độ giao tiếp. Hầu hết các load cell số kết nối theo chuẩn
RS485 hoặc RS422. Cả hai kiểu giao thức đều có các đặc tính tương tự nhau
v? cung cấp một môi trường multi-drop. Việc giao tiếp giữa các thiết bị nối
trên mạng dựa trên giao thức quy định bởi nhà sản xuất.
Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống load cell tương tự và số
là mặc dù? nối với nhau nhưng mỗi load cell số hoạt động như là một thiết
bị độc lập.
Khái quát lại, hệ thống cân dùng load cell số có một số ưu điểm nổi bật sau:
Với đầu ra số, hệ thống có được:
- Tín hiệu ra số “khỏe”, rất ít bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ hoặc thay
đổi nhiệt độ thất thường trên đường dây cable dẫn.
- Khoảng cách dây cáp dẫn có thể kéo dài đến 1200m.
- Dễ dàng thay thế load cell.
- Dữ liệu số có thể xử lý trực tiếp bằng máy tính, PLC hoặc trên bộ hiển
thị khi cần.
- Mỗi load cell là một thiết bị hoạt động độc lập trong hệ thống, do đó

Có thể mở rộng cấu trúc dễ dàng.
- Có thể thực hiện tối ưu hóa hệ thống dễ dàng qua phân tích từng thành
phần tích hợp.
- Cân bằng các góc cân có thể thực hiện bằng thiết bị. Thay đổi, sửa lỗi
một load cell không ảnh hưởng đến các load cell khác. Công việc thực
hiện dễ dàng và đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Một số ưu điểm khác :
Với hệ thống yêu cầu độ chính xác vừa và thấp có thể tự động chỉnh định
mà không cần tải chết.
Load cell có thể thay thế mà không cần chỉnh định lại.
Các thiết bị theo chuẩn RS485/422 đều có thể tham gia vào hệ thống.
Nhiều hệ thống có thể kết nối và điều khiển bởi một trạm. Chỉ đơn giản là
mở rộng đường dây cable. Tiết kiệm phần cứng. phần mềm dễ dàng phát
triển.
Những ưu điểm của hệ load cell số cho phép trong các ứng dụng độ chính
xác cao và chống chịu nhiễu tốt, đặc biệt ở những ứng dụng yêu cầu các
điểm đo nằm phân tán trên phạm vi rộng.

1.4 Lựa chọn loadcells và thiết bị liên quan

1.4.1 Chọn loadcells

Khi lựa chọn Loadcells thì các thông số cần phải quan tâm là:
- Chọn loại tương tự hay loại số?
- Các thông số như mV/V là gì, tín hiệu vào ra, tầm sử dụng tải…
- Cấu tạo Loadcell, thụ động (thuần trở) hay tích cực (bán dẫn), độ ổn
định, chịu nhiệt, chịu nước, chống nhiễu..
- Kết cấu của ứng dụng, lưc tập trung, lực phân bố, tải trọng tỉnh, tải
trọng động..
- Phương pháp cân: chất lỏng chất rắn, cân kiểm tra, cân định lượng,
cân phân loại, cân gián tiếp liên tục (cân băng tải)..
- Thiết bị đọc tín hiệu: Indicator, PLC, Micro Controler, PC…
- Xử lí tín hiệu: ADC, mạch lọc, mạch tích phân, chống rung, khử xung
nhiễu, khử quán tínhh, ghép nhiều Loadcell, giải thuật, độ chính xác,
hiệu chỉnh…

1.4.2 Chọn hộp nối (Junctionbox)

Sau khi đã lựa chọn xong load cell, tuỳ theo số lượng load cell và loại load
cell mà ta chọn loại hộp nối là loại 4 đầu hoặc 8 đầu nối. Cũng từ chế độ
dòng áp của load cell mà ta lựa chọn chế độ dòng áp của hộp nối cho phù
hợp. Một số thông số cần quan tâm khi chọn hộp nối:
- Số đầu đo của load cell phải bằng hoặc lớn hơn số load cell của cân.
- Khả năng chỉnh góc của hộp nối.
- Cấp bảo vệ của hộp nối. (Ví dụ như IP65, IP66,…)
- Chọn bộ hiển thị (Indicator)
Bộ hiển thị thông thường có hai loại:
- Loại hiển thị số: đó là những bộ hiển thị mà nó nhận tín hiệu đầu vào

  dạng số. Đối với loại hiển thị số thì thường chọn loại hiển thị cùng chủng
loại với chủng loại của load cell.
- Loại hiển thị tương tự: là bộ hiển thị có tín hiệu đầu vào dạng tương
tự. Có thể chọn loại bộ hiển thị cùng chủng loại với load cell. Tuy nhiên,
loại hiển thị đó phải đáp ứng được yêu cầu:
o Phù hợp trở kháng đầu vào giữa load cell và bộ chỉ thị.
o Nguồn cấp cho load cell từ bộ chỉ thị phải phù hợp.
o Độ phân giải của bộ hiển thị và mức tín hiệu đưa về từ load cell
phải phù hợp.
o Mức tín hiệu
Ghép nối tín hiệu từ thiết bị hiển thị là tín hiệu đã được số hoá và đưa ra
cổng nối tiếp theo chuẩn RS232 hoặc RS485. Vì vậy, để đưa về máy tính
ta thu thập qua cổng COM của máy tính. Tín hiệu bắt về đã được thiết bị chỉ
thị chuyển đổi và đưa về theo từng khung dữ liệu chuẩn.
Để đảm bảo cách ly tín hiệu giữa máy tính và các thiết bị điện tử ở bên
ngoài thì thông thường tín hiệu trước khi đưa trực tiếp vào cổng COM của
máy tính thì nó được nối cách ly bằng một card cách ly quang. Tín hiệu thu
về không thay đổi định dạng khung dữ liệu và tốc độ truyền.

1.5 Kết nối Loadcells

1.5.1 Đối với loadcell tương tự.

Theo như em hiểu thì chỉ cần đấu đúng các dây trên cable theo như ky hiệu
của từng dây, Nếu có nhiều loadcell thì kết nối như hình vẽ rổi sau đó kết
nối đến bộ hiển thị cho loại Loadcell tương tự tương ứng.Sau khi qua bộ
hiển thị thì tín hiệu được chuyển thành dạng số và thường được đưa ra các
chuẩn giao tiếp như RS232, RS422, RS485. Như vậy ta có thể dễ dàng kết
nối chúng tới PLC, hoặc PC.

+Excitation (Điện áp kích thích) là đầu vào dương của điện áp cung cấp

-Excitation là đầu vào âm của điện áp cung cấp
+Output là tín hiệu ra dương của load cell
-Output là tín hiệu ra âm của load cell
+sense và – sense là các dây dẫn đựoc nối trực tiếp với Excitation. Nói
chung để tránh nhiễu. Có loại Loadcell thì có, có loại thì không. Có thể nối
cũng dược mà không nối cũng được. Nhưng nhà sản xuất khuyến cáo là nên
nối.

1.5.2 Đối với loadcell số.

Load cell số cho phép với trong nhiều ứng dụng khác nhau. Dưới đây là 4

mô hình ứng dụng điển hình.

Chú ý: Đẩu ra của loadcell số có thể được thiết kế theo giao diện

Profilebus PC, DeviceNet, EtherNet/IP, ModBus, RS232,RS422,RS485, 4-
20mA, 0-10VDC. Thậm chí có cả giao tiếp qua cổng USB. Nên ta có thể tùy
chọn loại Loadcell có giao diện phù hợp và có thể kết nối trực tiếp đến
PLC,
PC,…Với đề tài dùng PLC ta có thể chọn RS232, RS232C, RS422, RS485.

Mô hình 1.

Các load cell số cung cấp đầu ra theo giao diện RS422 hoặc RS 485. Các
load cell nối với nhau thành cấu trúc hình sao. Junction Box hỗ trợ nối song
song 8 load cell số. Card RS422/RS485 cho phải kết nối trực tiếp đến máy
tính PC hoặc PLC.

H-3 Mô hình ứng dụng 1

Mô hình 2.

Mô hình này chỉ khác với mô hình 1 là có thêm các thiết bị bảo vệ SPD cho
hệ thống load cell với máy tính chủ, chống lại các ảnh hưởng có hại như
xung điện hoặc quá áp.

H-4 Mô hình ứng dụng 2

Mô hình 3.

H-5 Mô hình ứng dụng 3
Với hệ thống load cell số, các load cell có thể hoạt động như các thiết bị độc
lập, nhận dạng trong hệ thống bằng địa chỉ của nó. Vì vậy, nhiều hệ thống
có thể cùng dùng chung một thiết bị điều khiển, đơn giản chỉ cần đi đường
dây mạng liên kết chúng về một trạm điều khiển. Thông thường một trạm
chủ này có thể quản lý được đến 32 load cell số.

Mô hình 4.

H-6 Mô hình ứng dụng 4
Trong mô hình này, bộ hiển thị đóng vai trò là trạm chủ giao tiếp trực tiếp
với các load cell hoặc với Junction Box. Ngoài chức năng hiển thị, bộ hiển
thị này có thể thực hiện một số chức năng điều khiển khác thông qua các
đầu vào ra.

1.6 Tìm hiểu các thông số kỹ thuật trong datasheet.

Theo như em hiểu thì ý nghĩa của các thông số này như sau:
- Tải trọng (R.C.) / Rate capacity (tf): VD như 10tf, 25tf, 50tf là các
mức tải trọng cho phép của Loadcell

- Điện áp ra (R.O.)/ Rated output (mV/V): Giả sử bằng 2mV/V đối với
loadcell có tải trọng lớn nhất là 3 tấn. Khi đó nếu:
o Dùng điện áp kích thích là 1V, thì nếu đặt vật nặng 3 tấn lên
Loadcell thì đầu ra ta thu được tín hiệu có điện áp 2mV.
o Dùng điện áp kích thích là 5V, thì cũng là vật nặng 3 tấn thì đầu
ra ta thu được điện áp 2mVx5V=10mV
o Tương tự nếu dùng điện áp kích thích là 10V thì ta thu được
đầu ra l? 2mVx10V=20mV.
Em xem thì hầu như điện áp kích thích của đầu cân là 5V.

- Đại số tuyến tính / Combined error (%R.O) : VD bằng 0.03 / 0.02
Là mức tuyến tính của đặc tuyến “tải trọng vào - điện áp lối ra”. Giá
trị này càng nhỏ thì độ tuyến tính càng cao.
- Điện áp kích thích / Recommended excitation (VDC) : 10
- Điện áp kích thích tối đa / Maximun excitation (VDC) : 15
- Tải nhiệt độ làm việc / Compensated temperature range (Degee) : -10
~ 40 là dải nhiệt độ của môi trường cho phép Loadcell làm việc ổn
định.
- Tải nhiệt độ mở rộng / Operating temperature range (Degee) : -40 ~
70 là dải nhiệt độ của môi trường có thể mà Loadcell vẫn có thể làm
việc được.
- Bảo vệ quá tải / Safety overload (% R.C) : VD bằng 150 tức là cho
Phép quá tải tối đa là 15tấn nếu loại loadcell có tải trọng cho phép là
10 tấn. Thường để phòng trường hợp đột nhiên có quá tải mà ta không
lường trước được. Dải tải trọng sử dụng nên nhỏ hơn 10 tấn để đảm
bảo an toàn.
- Cấp bảo vệ / Protection class : VD như IP65, IP 68…(Giải thích mục
1.6.1)
- Dây dẫn / Cable cho biết chiều dài (đơn vị ln hoặc mét ), loại cable (4
hoặc 6 dây)
- Chất liệu / Material : VD như Nickel Plated Steel, Stainless Steel –
SS, Anodized Aluminum, Nickel Plated Alloy Steel, là các vật liệu
dùng làm Loadcell
- Trở cầu/ Bridge Resistance: là trở kháng giữa 2 đầu tín hiệu ra
+singnal và –singnal. Thường có giá trị 300, 700, 1000 Ohm tùy loại.
Giá trị này dùng để tính:
Trở sơn (Shunt Resistor) cần mắc thêm vào như sau:

Giá trị Sơn thường được ghi trong datasheet. Nếu không thì ta dùng link

sau để nhập và tính giá trị trở Sơn này:

http://www.futek.com/shuntcalc.aspx 

Khi mắc song song nhiều Loadcell cùng loại thì giá trị cầu được tính như
- Cân bằng điểm 0 / Zero balance (%R.O) : +/- 1: Là điện áp lối ra khi
chưa có tải. Đơn vị mV
- Hiệu ứng nhiệt độ tại điểm 0 / Temp Effect on 0 value (Temp shift
Zero) VD +/-0.01% of R.O/0F (Hay 0.018%R.O/0C) c? nghĩa l? gi? trị
điện áp ở hai đầu tín hiệu ra bị lệch đi 0.018% điện áp R.O khi tăng
hoặc giảm 10C.
- Hiệu ứng nhiệt độ tại ngõ ra / Temp Effect on out value(Temp shift
Span) : VD +/-0.01% of LOAD/0F (Hay 0.018%of LOAD/0C) Tức giá
trị của điện áp tín hiệu ra ở một tải trọng nhất định sẽ thay đổi 0.018%
giá trị điện áp tương ứng của tải trọng đó khi nhiệt độ môi trường thay
đổi 10C
Sau đây là một số thông số em vẫn chưa nắm được:
- Đại số lập lại / Repeatability (%R.O)
- Cấp chính xác / Approval class : OIML R60
- Độ trễ/ Reep (%R.O)
- Điện trở cách điện / Sulation resistance (Mega OM) : >2000

1.6.1 Cấp bảo vệ IPxx?

IP là tên viết tắt cho Ingress Protection (có nghĩa là chống lại các tác động,
Xuất nhập từ bên ngoài). Các chuẩn này thường được đặt tên dạng IPxx,
trong đó x là các chữ số (như 0 1 2 3 4 5 6 …). Mỗi chữ số tương ứng với
một chuẩn đánh giá do tổ chức quốc tế đặt và kiểm định.
Chúng ta lấy ví dụ cho chuẩn IP66
- Chữ số 6 đầu tiên trong dẫy ký hiệu của chuẩn IP66 là sự đánh giá khả
năng chống lại sự xâm nhập của bụi (số 6 tượng trưng cho khả năng
chống lại bụi bẩn)
- Chữ số 6 thứ hai đánh giá khả năng chống lại nước (số 6 có nghĩa là

chống lại được nước phun trực tiếp vào thiết bị)
Chữ số đầu tiên đánh giá khả chống lại các đối tượng rắn
0 – Khồng có sự bảo vệ đặc biệt nào
1 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 50mm không xâm nhập
được vào thiết bị
2 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 12mm không xâm nhập
được vào thiết bị
3 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 2,5mm không xâm
nhập được vào thiết bị
4 - Ngăn lại các đối tượng rắn có kích thước lớn hơn 1,0mm không xâm
nhập được vào thiết bị
5 - Bụi được bảo vệ không hoàn toàn nhưng vẫn đảm bảo sự hoạt động của
thiết bị
6 - Thiết bị được đảm bảo chống bụi hoàn toàn, đảm bảo hoạt động tốt trong
môi trường nhiều bụi
Chữ số thứ hai đánh giá khả năng chống lại nước
0 - Không có sự bảo vệ đặc biệt nào
1 - Chống lại nước chảy vào thiết bị dạng giọt theo phương thẳng đứng
2 - Chống lại nước bắn vào thiết bị dạng giọt tới thiết bị với tất cả các góc
nghiêng dưới 15 độ
3 - Chống lại nước phun vào thiết bị với góc nghiêng dưới 60 độ
4 - Chống lại nước tóe từ mọi phía tới thiết bị
5 - Có khả năng chống lại nước được phun từ mọi hướng tới thiết bị
6 - Thiết bị vẫn được bảo vệ khi bị nhúng nước hoàn toàn

8 - Thiết bị vẫn được bảo vệ kín nước hoàn toàn không quá 72 giờ. 

 

Các công ty sản xuất cân điện tử nổi tiếng thế giới
Các công ty sản xuất cân điện tử nổi tiếng thế giới

14 nguyên tắc sử dung cân phân tích điện tử, cân kĩ thuật điện tử

14 nguyên tắc sử dung cân phân tích điện tử, cân kĩ thuật điện tử

 

Cân điện tử là gì

Cân điện tử là gì 

Hướng dẫn sử dụng cân kĩ thuật

Hướng dẫn sử dụng cân kĩ thuật

 

1. Xin đặt cân kĩ thuật ở vị trí vững chắc , mặt bàn bằng phẳng , không đặt trên giá đỡ dao động hoặc chấn động , đồng thời điều chỉnh 4   chân để sao cho cân được thăng bằng , chú ý giọt nước thăng bằng phải nằm chính giữa vòng tròn.

2. Tránh sử dụng can ki thuat trong trường hợp đặt ở nơi có nhiệt độ thay đổi quá lớn hoặc không khí lưu động mạnh , như là nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc cửa gió của máy lạnh .

3. Xin dùng ổ cắm điện độc lập , để tránh các thiết bị điện khác làm ảnh hưởng đến cân.

4. Khi mở cân điện tử phân tích , không được để bất cứ vật gì lên bàn cân .

5. Khi sử dụng cân , trọng tâm của vật cần cân phải đặt chính giữa bàn cân và không vượt ra khỏi phạm vi bàn cân , để đảm bảo độ chính xác .

6. Mở máy 15~20 phút trước khi sử dụng .

7. Xin chú ý khi biểu tượng cảnh báo điện yếu hiển thị , tức biểu thị cân cần sạc điện .

8. Sau khi mở máy chữ số trên màn hình hiển thị đảo số từ 9 trở về 0, cân ổn định , cân điện tử sẽ đi vào trạng thái sử dụng , lúc này bên trái khoan trọng lượng xuất hiện ((3))Điểm O

9. Không chất vật liệu lên cân khi không sử dụng.


 

Ưu nhược điểm của cân ô tô lắp chìm và lắp nổi

Ưu nhược điểm của cân ô tô lắp chìm và lắp nổi

Hướng dẫn sử dụng cân treo

Hướng dẫn sử dụng cân treo

Khách hàng



Thống kê truy cập